Lũ lụt Lũ lụt Thái Lan 2011

Do khí hậu gió mùa đang diễn ra khá mạnh mẽ vào năm 2011, với những cơn mưa lớn từ tháng 5, những trận lụt lớn bắt đầu khi cơn bão nhiệt đới Nock-ten tới miền Bắc Việt Nam, gây nên lượng mưa lớn ở miền bắc, đông bắc Thái Lan và những cơn lũ lụt nhanh chóng ở nhiều tỉnh bắt đầu từ 31 tháng 7.[1][2] Trong vòng 1 tuần đã có tin tức vế 13 người thiệt mạng và lũ lụt vẫn tiếp diễn ở nhiều tỉnh: các tỉnh miền Bắc gồm Chiang Mai, Lampang, Lamphun, Mae Hong Son, Nan, PhraeUttaradit; các tỉnh miền Đông Bắc như Bung Kan, Nakhon Phanom, Nong Khai, Sakon NakhonUdon Thani. Những tỉnh trung bộ như Phichit, Phitsanulok, Sukhothai cũng bị ngập khi nước lũ kéo tới qua hai con sông YomNan. Tỉnh Prachuap Khiri Khan ở vùng vịnh cũng bị ảnh hưởng.[3]

Lũ lụt vẫn còn tiếp diễn vào cuối tháng 8, theo dự báo thì những cơn mưa lớn có thể sẽ tiếp tục xuất hiện do ảnh hưởng bởi cơn bão La Nina. Mực nước lũ đạt 50 cm ở hạ lưu sông Nan và đạt mức kỷ lục trong vòng 16 năm qua ở tỉnh Phitsanulok, trong khi những khu vực rộng lớn khác thuộc vùng hạ lưu như Nakhon Sawan, Ang Thong, Ayutthaya và Nakhon Nayok ngày càng bị ảnh hưởng nhiều hơn, số lượng người chết đã lên đến con số 37 người so với 22 người vào tháng 8. Đập nước Bhumibol và Sirikit gia tăng tỉ lệ thoát nước để có thể tiếp nhận dòng nước lũ đang tới.[4][5]

Vào ngày 19 tháng 9 vừa qua, tất cả những tỉnh miền trung địa hình trũng thấp đều bị ảnh hưởng bởi trận lụt, bao gồm Uthai Thani, Chai Nat, Sing Buri, Ang Thong, Suphan Buri, Ayutthaya, Pathum ThaniNonthaburi, 2 tỉnh cuối thuộc biên giới phía bắc của Băng Cốc.[6] Việc cống thoát nước bị vỡ đã dẫn đến việc nước từ sống Chao Phraya chảy qua kênh thoát nước và làm ngập lụt hàng loạt cánh đồng lúa ở Singburi, Ang Thong và Ayutthaya, nhưng đã làm giảm bớt lượng nước ở Băng Cốc, bởi những cánh đồng lúc này đóng vai trò như khu vực thoát nước.[7] Những chiếc xuồng được sử dụng để chạy ngược dòng sông trong khi được neo lại để tăng khả năng thoát nước của dòng sông Chao Phraya.[8]

Vào đầu tháng 10, hầu hết những đập nước đều gần như quá tải và buộc phải tăng khả năng thoát nước, và có khả năng làm lượng nước lũ ở hạ nguồn ngày càng lớn.[9] Ngập lụt ở Ayatthaya ngày càng nặng bởi nước lũ đã tràn vào nhà cửa, làm ngập công viên lịch sử Ayutthaya và buộc người dân ở đây phải sơ tán. Những con đê bảo vệ những khu công nghiệp đã vỡ, dẫn đến nước lũ tràn vào rất nhiều nhà máy và làm hỏng hàng loạt các dây chuyền sản xuất. Ở tỉnh Nakhon Sawan, bờ đê bằng túi cát bảo vệ thành phố đã thủng, nước lũ tràn vào thành phố rất nhanh. Hàng trăm nạn nhân đã được chuyển ra khỏi Ayutthaya và bệnh viện khu vực Nakhon Sawan bằng thuyền do mực nước đã cao hơn sàn bệnh viện và hệ thống điện nước cũng như cứu thương không thể hoạt động.

Vì nước lũ đã rút về hướng nam từ Ayutthaya nên Băng Cốc sẽ rất có khả năng bị ngập nặng vào giữa tháng 10. Ở tỉnh Pathum Thani, tiếp giáp với Băng Cốc ở phía Bắc, những con đê bằng bao cát đã được sửa chữa và củng cố nhằm đảm bảo nước từ sông Chao Phraya và Rangsit không tràn vào Băng Cốc. Nhiều quận ở phía đông Băng Cốc cũng như những khu vực vệ tinh như Nonthaburi, Pathum Thani, Chachoengsao và Nakhon Pathom nằm ngoài vùng bảo vệ của tuyến đê xung quanh Băng Cốc đã bị ngập lụt do nước từ sông Chao Phraya chảy vào sông Nakhon Nayok và tràn ra khỏi kênh.

Đê ngăn lũ không còn tác dụng ở Pathum Thani, nhiều khu công nghiệp cũng như khu dân cư ngoại thành cũng rơi vào tình trạng ngập lụt. Những đoạn đường trên đường cao tốc Phahon Yothin dẫn vào Băng Cốc đã không còn đi được, gây nên tình trạng kẹt xe nghiêm trọng ở các con đường thay thế. Khi con đê ngăn nước vào kênh dẫn nước Khlong Prapa vỡ vào ngày 20.10, nước lũ tràn vào kênh và chảy xuống khu Sam Sen ở trung tâm Băng Cốc, làm ngập rất nhiều khu vực dọc bờ sông. Mặc dù việc vỡ đê đã nằm trong tầm kiểm soát, người dân vẫn rất hoang mang và chấp nhận đậu xe trái phép trên cầu vượt và đường cao tốc. Khu vực trường đại học Thammasat, vốn được xem là khu vực chủ chốt cho việc tị nạn của người dân khi lũ tới cũng đã bị ngập.

Tình hình vẫn còn đang tiếp diễn, nhiều cống thoát nước điều chỉnh mực nước của hệ thống kênh Raphiphat và Rangsit đã quá tải và buộc phải xả nước vào khu dân cư. Cư dân của nhiều quận của Băng Cốc, đặc biệt là ở Pathum Thani đã được thông báo chuẩn bị khi lũ tới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lũ lụt Thái Lan 2011 http://www.theage.com.au/national/thailand-floods-... http://www.bangkokpost.com/breakingnews/252396/int... http://www.bangkokpost.com/learning/learning-from-... http://www.bangkokpost.com/news/local/249670/north... http://www.bangkokpost.com/news/local/251459/yingl... http://www.bangkokpost.com/news/local/252703/pm-or... http://www.bangkokpost.com/news/local/252818/death... http://www.bangkokpost.com/news/local/257670/bangk... http://www.bangkokpost.com/news/local/257717/30-mo... http://www.bangkokpost.com/news/local/261047/smith...